Vi sinh nguyên liệu Azospirillum sp.

Vi sinh nguyên liệu Azospirillum sp.

Vi khuẩn Azospirillum sp. Thuộc lớp: Alphaproteobacteria; Bộ: Rhodospirillales; Họ: Rhodospirillaceae; Giống: Azospirillum.

Vi khuẩn Azospirillum sp. có dạng hình que thẳng hay hơn cong, kích thước tế bào (0,6 - 1,7 x 2,1 - 3,8)µm thuộc Gram âm, có thể chuyển động trong môi trường lỏng nhờ có một tiên mao ở một đầu tế bào, trong môi trường đặc nhiệt độ 30oC nhiều tiên mao bên có thể hình thành.

tài liệu

 

Vi khuẩn Azospirillum sp. Thuộc lớp: Alphaproteobacteria; Bộ: Rhodospirillales; Họ: Rhodospirillaceae; Giống: Azospirillum.Vi khuẩn Azospirillum sp. có dạng hình que thẳng hay hơn cong, kích thước tế bào (0,6 - 1,7 x 2,1 - 3,8)µm thuộc Gram âm, có thể chuyển động trong môi trường lỏng nhờ có một tiên mao ở một đầu tế bào, trong môi trường đặc nhiệt độ 30oC nhiều tiên mao bên có thể hình thành.

Vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường không có chứa đạm ở điều kiện vi hiếu khí, hoặc môi trường có nguồn đạm là ammonium hay muối glutamate, khi môi trường có nồng độ đạm cao thì enzyme nitrogenase sẽ bị ức chế (Shrestha và Maskey, 2005), Một số loài Azospirillum sp. cần có Biotin để phát triển, vi khuẩn sống tự do trong đất hay sống hội sinh với rễ, thân, lá và hạt một số loại ngũ cốc, rau, trái cây, cây họ đậu và cây cho củ.

Một số loài vi khuẩn Azosprillum sp. đã và đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu, ngoài khà năng cố định đạm cho cây trồng, Azospirillum sp. còn có thể tiết ra các chất kích thích tố tăng trưởng như: IAA, IBA, ABA và Cytokynins (Bashan và Levanony, 1990), những kích tố này làm tăng chiều dài rễ, tăng thể tích và số lượng rễ, nên giúp cây có khả năng hấp thu khoáng chất và nước, tăng khả năng sinh trưởng và phát triển cũng như tăng năng suât của cây trồng (Okon và Kapulnik, 1986).

Vi khuẩn Azospirillum sp. còn làm tăng trọng lượng khô của cây, tăng đạm tổng số ở chồi và hạt, tăng số chồi hữu hiệu, giúp cây lúa trổ bông sớm, làm tăng số bông và số hạt trên bông, tăng trọng lượng hạt, tăng chiều cao cây, tăng kích thước lá và tỉ lệ hạt nảy mầm cao hơn (Merten và Hess, 1984; Warembourg và cs., 1987), đặc biệt năng suất cây trồng có thể tăng từ 10% đến 20% so với cây đối chứng (Bashan và Hanna Levanony, 1990).