
Vi sinh nguyên liệu Azotobacter sp.
Azotobacter là nhóm có phổ phân bố khá rộng. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra nhiều đặc tính quý của Azotobacter như khả năng cố định nitơ tự do, kích thích sinh trưởng, đối kháng...
tài liệu
Họ Azotobacteraceae gồm 2 chi Azotobacter (Beijerinck, 1901) và Azomonas (Winogradsky, 1938).
Azotobacter được phân lập lần đầu tiên vào năm 1901. Đó là loài Azotobacter chroococcum, về sau người ta tìm thấy nhiều loài khác trong chi Azotobacter (beijerinskii, vinelandii, agllis).
Azotobacter là vi khuẩn cố định nitơ sống tự do trong đất, hiếu khí, không sinh bào tử, Gram âm. Khi còn non tế bào thường có dạng hình que, kích thước khoảng 2,0- 7,0 × 10- 2,5 μm, đứng riêng rẽ hay xếp thành từng đôi chồng chất, tế bào nhuộm màu đồng đều, có khả năng di động nhờ tiên mao mọc khắp cơ thể (chu mao). Khi già tế bào Azotobacter mất khả năng di động, kích thước thu nhỏ lại trông giống như hình cầu. Nguyên sinh chất xuất hiện nhiều hạt lổn nhổn. Đó là các hạt volutin, granulose, các giọt mỡ…
Azotobacter có thể sử dụng nhiều loại hợp chất hữu cơ làm nguồn thức ăn cacbon. Chúng cũng cần nhiều nguyên tố khoáng, đặc biệt là 2 nguyên tố vi lượng bor (B) và molipden (Mo) (Mo cần cho quá trình cố định nitơ).
Khi sống trong điều kiện không có nitơ, Azotobacter sẽ dùng nitơ của không khí để biến thành nitơ của cơ thể sống. Khi sống trong môi trường đủ thức ăn nitơ hữu cơ hoặc vô cơ thì tác dụng cố định nitơ sẽ rất thấp hoặc không có. Azotobacter thích hợp với điều kiện hiếu khí vừa phải và pH trung tính hoặc hơi kiềm.